Lang thang cùng với: « Một Ăn Mày Văn Chương » …

LangThang11

Lang thang cùng với:  « Một Ăn Mày Văn Chương » …

http://amvc.free.fr/

PHAN HUY Đường

Sinh : 1945, Hà Nội, Việt Nam. Năm có hơn triệu người Việt chết đói.

Còn sống : 2007, Antony, Pháp. Năm có hàng chục triệu trẻ em trên thế giới đang đói.

1963, du học tại Paris, ngành dược. 1965, bỏ dược vì không thích, không muốn sống chỉ để kiếm tiền và cũng không có khả năng đi xa hơn thế trong ngành này.

Quay sang học kinh tế. Học xong cử nhân, bỏ kinh tế vì không tin. Lỗi tại Karl Marx.

Quay sang học tin học, có vẻ chắc ăn hơn. Quả vậy : vừa thích thú vừa cơm cháo đề huề, chưa bao giờ bị đói. Than ôi…

Bắt đầu hành hạ tiếng Pháp đầu thập niên 80.

Bắt đầu hành hạ tiếng Việt cuối thập niên 80.

Bắt đầu dịch văn chương Việt Nam qua tiếng Pháp đầu thập niên 90.

Bắt đầu phụ Nina McPherson hành hạ tiếng Mỹ đầu thập niên 90.

Bắt đầu hành hạ chính mình từ lúc nào thì không biết vì chưa bao giờ có nhu cầu.

Dù sao, cho tới chết, trong bất cứ lĩnh vực nào, chỉ biết viết chính mình thôi. Dở quá… Đành vậy.

Dịch phẩm, tác phẩm : xin xem trong trạm web amvc.free.fr.

LangThang12 LangThang13

LangThang15

LangThang16

LangThang2

Langthang9 LangThang7

LangThang10 LangThang4

LangThang14

LangThang1

LangThang5

LangThang8

LangThang3

LangThang6

Ngang qua mot buc tuong

TTT qua góc nhìn của bác BVNham chụp, và DPLinh vẽ

HinhTruc_par BuiVanNham_DuongPhuongLinh

Cháu Thanh Trúc quý mến,

Bác gửi mail avec accents không biết cháu có đọc được không ?

Nhìn hình của cháu baby Bác rất cảm cảm động. Hôm họp báo Ngày Mới, Bác chỉ mang máy nhỏ nên chụp Thanh Trúc một tấm thôi.  Nhưng bác thấy nụcười hồn nhiên, cởi mở của cháu , Bác vui thich gửi tới cháu và nói thêm câu này : Sao Thanh Trúc văn, nhạc sĩ giống Baby Thanh Trúc thế ?

Nay nói về câu nói đùa của Bác: Nói Thanh Trúc đưa độc giả vào mê cung….nhắc Mê Cung Labyrinthe là  kiến trúc sư  Dédale xây , ai vào khó tìm lối ra…Icare mắc vào, sau làm đôi cánh bay lên trời để ra, nhưng bay cao quá , hai cánh dán bằng cire bị mặt trời làm chẩy, cánh rơi, bị rơi xuông biển ….Trong Labyrinthe ( mê cung) lại có quái ác vật Minautore… Thésée sẽ vào Mê Cung giết con Minotaure mà ra được, vì công chúa Ariane, con vua Minos , cho Thésée, sợi dây dài đánh dấu từ ngoài cửa, vì vậy sau khi thanhtoán Minautore ra được… do đó có expression avec le fil d’Ariane

Thần thoại Hy Lạp… nói qua nhắc cháụ

Viết truyện ngắn cũng như xây dựng Mê Cung…. ví dụ note DO của cháu… rất ngắn 2 nhân vật nàng và ông gia vk hơn 40 tuổi….làm cho độc giả xây dựng nhiều giả thuyết tùy theo cá tính cảm tình từng độc giả… giả  thuyết thông thường là nàng chỉ tính mưu sinh tương lai, còn tình yêu thì trái thiên nhiên? Giả thuyết ông già tôn trọng và thương mến, không phải thương yêu, không lạm dụng… chỉ nghĩ đến xây dựng tương lai vật chất cho nàng, giải thuyết khó tin, là nàng và ông già « thương yêu  » nhau thực sự…

Đó là câu đùa nghịch Mê Cung….

Bác rất thích hành văn, xây dựng truyện ngắn của cháu….

vannhamBUI.

7 Nốt – Lê Giang Trần

7not_181208

Bìa trước, Họa Sĩ Vũ Thái Hòa
Bìa sau & phụ bản, Họa Sĩ Dương Phương Linh

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=88113&z=56

Nốt Bê-Môl năm

Xa hơn năm về lại Cali bỗng thấy Cali buồn như những nốt giáng. Dụng ý về thăm ba má nên tôi không đi ra ngoài ngoại trừ cần thiết. Vì vậy chẳng gọi lung tung, chỉ vài thân quen gần gũi. Sẵn về, mua ít sách, nằm nhà đọc cũng tiện.

Anh Hoàng Song Vân thời hợp tác các báo, anh cung cấp cho độc giả những bài kiến thức về loài vật, thiên nhiên, không gian, lịch sử thật độc đáo, ai đọc cũng yêu thích, đón chờ. Ðó là cái “thú vui riêng” của anh, anh mang ra “biến hóa” thành “món hàng” mưu sinh qua báo chí. Có lẽ bao nhiêu bộ “Bách Khoa Kiến Thức” đều khó lọt khỏi tay anh. Anh đã buông bút từ lâu mà hiện trên kệ sách anh cũng còn bảy bộ (anh cho biết).

Hồi đó đọc những bài sưu tầm kỳ lạ hấp dẫn của anh, tôi có ý nghĩ là anh không còn hứng thú giao du với “loài người” nữa. Anh khám phá ra ở loài vật chúng có tình, có thủy chung, có can đảm, có khí phách, có công bình, có bình đẳng hơn ở xã hội loài người; ở thiên nhiên, hoa cỏ, núi sông, rừng suối khiến tâm hồn cảm thấy an bình, thoát tục; đôi khi còn dạy ta một triết lý sống nào đó thật sâu sắc, thú vị. Hay cao xa hơn, không gian vô tận trên trời, những ngôi sao lấp lánh, những thiên hà, ngân hà mà theo bước khoa học khám phá dần ra, cho con người thấm thía về sự nhỏ bé, từ một hành tinh, một sinh vật, một siêu vi vật đến sự ngắn ngủi một kiếp đời, một kiếp sống. Có lẽ thế mà anh “nhìn thế sự phù vân lặng mỉm cười” chăng?

Tưởng sau thời gian dài anh “rửa tay gác kiếm,” những bài sưu tầm giá trị đã bị bỏ quên. Không ngờ có tờ báo yêu cầu anh gom toàn bộ công trình sưu tầm ấy để xuất bản thành sách. Ðây là một niềm vui trở lại, như Mùa Xuân trở về thắp nắng lên cây.

Nốt Bê-Môl sáu

Ðến ngồi chơi với anh trong phòng làm việc, thấy tập truyện “Bảy Nốt Trên Khuôn Nhạc,” tác giả Trang Thanh Trúc khá trẻ, tò mò tôi giở ra đọc. Ðọc bắt, đọc tới nữa, thích ngay, hỏi mượn anh. Ðêm đó, đọc một lèo liền tù tì. Ðọc một hơi giống như đọc “Tháng Ba Gãy Súng” hồi mới ra lò của Cao Xuân Huy.

Trong đầu tôi lúc mới về lại, Cali buồn như bảy nốt giáng, nay tình cờ gặp tựa đề bảy nốt nhạc, muốn coi bảy nốt trên khuôn của cô này ra sao, thăng hay giáng? Tập truyện là những mảng sống, những phiếm lòng, những nốt tâm sự. Ða phần đều ở trong khuôn không gian xa xứ, mà bằng lối văn ngắn gọn lôi cuốn, dẫn người đọc bước mãi theo “mùi hương” những con chữ thông minh sống động, một thứ mùi hương làm quyến rũ tâm hồn, làm rung động trái tim.

Chỉ có nữ giới mới thật sự biết sử dụng sức mạnh của mùi hương. Có khi phảng phất, có khi đậm đà, có khi ngọt mời, có khi nồng gọi, có khi hững hờ, có khi vu vơ; nhưng sức mạnh vô hình ấy khi chạm phải, có thể khiến cho tâm hồn say sưa, ý chí bi lụy, khiến người ta ngây dại, mềm lòng, mê đắm, mơ mồng, ghiền nhớ, yêu ái, tương tư. Có lẽ thế, Mai Thảo, một “tay chơi sành điệu,” nên ông có tác phẩm “Ðể tưởng nhớ mùi hương.”

Tôi có đọc được vài truyện của Phạm Thị Hoài. Nữ văn sĩ này thuộc hàng cao thủ, võ công ghê gớm không kém Nguyễn Huy Thiệp. Ðọc hay mà sợ. Ðây là thứ võ công sát thủ, như Tây Môn Suy Tuyết, lạnh lùng thổi giọt máu còn vương trên mũi kiếm sau tuyệt chiêu kết liễu. Tôi yêu văn Lê Thị Huệ. Tôi thú vị với văn phong ngắn gọn tươi tắn của Trang Thanh Trúc. Về thơ thì tôi yêu tiếng thơ Ngô Tịnh Yên. Yên cũng là người phụ nữ ôm hai đứa con như Thanh Trúc, nhưng trải qua cay đắng, vất vả và nghèo khổ lúc chia tay vợ chồng. Chất sống ấy biến Yên thành một nhà thơ “thật thơ.” Thơ của Yên đầy chất thật của cuộc sống mà cô bươn chải, đương đầu. Người có trái tim thật sự không thể nào đọc thơ Yên mà con tim mình không rung động ngậm ngùi, chưa kể cô có một “phong thái thơ” tuyệt vời riêng. Tôi và Yên là bạn thân tình.

Lần mua sách này, có bộ “Liêu Trai Chí Dị,” Cao Tự Thanh dịch, gồm hai quyển 500 truyện. Ðọc thong thả, xen kẽ, vào buổi tối. Công nhận Cao Tự Thanh dịch hay, văn phong hấp dẫn, đọc không bị sượng, khâm phục. Thanh Trúc có nhiều truyện ngắn không kém gì ở Liêu Trai. Ðằng sau cái tươi tắn, trẻ trung, bình thản của Thanh Trúc, thỉnh thoảng tiềm ẩn một nỗi buồn nhẹ nhàng kín đáo. Hãy đọc thử một đoạn trong “Viết cho Trực” để nhận ra vì sao tác giả có lối văn xinh tươi trong sáng.

“Hãy sống với lòng rộng lượng bao la hơn. Con sẽ cảm thấy bớt cô đơn hơn, và niềm vui hình như sẽ dễ nhận ra hơn! Hãy biết khen khi con nhìn thấy điều hay, cái đẹp trước mắt. Ðừng ngại khi khen một người bạn là tự hạ thấp sự yếu kém của mình. Hãy đừng chê bai điều gì nếu như con không biết khen lấy được một lời. Hãy tập biết tha thứ để mai sau này khi con vấp ngã con sẽ cảm thấy vết đau nào cũng không chóng lành, nếu ta không thật sự cố gắng quên đi!”

Và thêm một chút, “Ngày mai có là gì đi chăng nữa, hãy luôn biết cảm ơn và giữ gìn những tấm lòng của những người đã đến và thương yêu mình… Sống đừng quá quan trọng vấn đề! Con hãy sống ngay thẳng cho chính bản thân con là được rồi.”

Cô gọi là “chút tâm sự viết riêng cho con.” Ðó là những lời dặn dò dành cho đứa con trai 12 tuổi của tác giả. Khi mình “thật có” mình mới có thể “thật cho” người khác được. Những lời tâm sự dành cho “con” này, tôi thêm vào sau chữ “con” một chữ “người” nữa.

Quả thật bảy nốt của Thanh Trúc rớt xuống khuôn truyện đều toát ra mùi hương của nỗi buồn lá khuynh diệp rơi thanh thoảng trong Mùa Hè oi bức. Cái khuôn đời-sống-xứ-xa oi bức và chật hẹp như một khuôn nhạc. Những nốt-nhạc-đời-sống ấy thăng giáng, bổng trầm. Có nốt rớt xuống dưới khuôn, có nốt vượt lên khỏi khuôn, có nốt muôn đời an phận quẩn quanh trong năm dòng kẻ. Truyện của Thanh Trúc như những tiết tấu khi ngắn khi dài, khi nhanh khi thong thả, khi réo rắt khi lạnh lùng, tác giả dạo thành những bài “Tình” ca đầy xao xuyến rung động lòng người.

Là một người “biết sống,” cho con những dặn dò mà chính người mẹ ấy đã sống qua như thế, thì sao không làm cho ta đem lòng quý trọng được? May thay, nốt nhạc của đời nàng và nốt của ai kia “sống thật,” lại là hai nốt-giáng hóa sinh hai nốt bình thường. Không phải treo lơ lửng bất thường. Bình thường là sống hạnh phúc, an lành; bất thường là sống dở chết dở, tiến thoái lưỡng nan.

Một chút buồn thôi. Vì Mi và Si cách xa nhau chỉ mỗi một lằn kẻ hàng rào.

Nốt Bê-Môl bảy

“Bà con xa không bằng láng giềng gần.” Ðọc trong tập truyện mới biết Trúc xóm giềng với Dũng, nên có truyện kể về Don Hồ. Quả đất quả tròn, hai người gặp lại, tình càng thêm thân.

Khi cassette đầu tiên của Don Hồ xuất hiện gồm nhiều nhạc phẩm ngoại có lời Việt (nếu nhớ không lầm), và Don Hồ đã hát xuất thần băng nhạc ấy. Lại đúng ngay lúc nhạc ngoại vừa chớm tái xuất giang hồ sau thời gian bặt tiếng vì nhạc Việt quá mạnh trong thời kỳ tô đậm lại vàng son, kỷ niệm. Cơn nhập đồng mệt mỏi, cơn trốt xoáy lắng chìm, trao trả lại cho tiếng sóng rì rào dịu dàng của nhạc tình Pháp một thời chinh phục những trái tim lãng mạn thanh xuân. Don Hồ tiêu biểu cho tiếng sóng dịu dàng lãng mạn ấy, khơi động lại những con tim nồng nàn mơ mộng. Don Hồ thành công ngay qua cassette ấy, nhanh chóng được yêu thích, trở thành một ca sĩ nổi tiếng, một thời là tiếng hát độc quyền của Thúy Nga.

Một ca sĩ tài danh, vị ấy không nhất thiết cần có những bài viết lăng-xê. Chính thính giả ái mộ thân ái tặng cho tiếng hát của họ những biệt danh. Như “tiếng hát vượt thời gian” dành cho Thái Thanh. “Tiếng hát liêu trai” dành cho Thanh Thúy, v.v. Nhưng một nhà báo nào đó lăng-xê “tiếng hát đậu trên tầng mây” thì quả là bơm bốc quá đáng.

Don Hồ đã tạo cho mình một khung trời riêng, một vị trí vững vàng. Thiết nghĩ không cần “quảng cáo” thêm. Giọng hát anh không thuộc loại “xé tan màn đêm” như Bằng Kiều, mà ấm áp nhẹ nhàng như lời thì thầm của gió sớm, như mát dịu mơn trớn của cơn mưa phùn, như vuốt ve của dòng suối quấn quít. Thổi tiếng hát lên cao thì như cánh buồm chơi vơi, như tiếng kèn trầm buồn ngân bay qua núi. Cho nên tôi thích nghe Don Hồ hát vào những buổi sáng dậy sớm yêu đời, tiếng hát lan lan lơ lửng trên những cánh hoa còn lâm râm sương đọng, rồi nhẹ nhàng tan theo vạt gió rừng im.

Trong căn nhà thanh vắng nơi góc rừng, đôi khi tôi rơi vào không gian ấm cúng của Quang Dũng. Ðôi khi tôi rớt vào núi cao của Bằng Kiều. Ðôi khi tôi chìm giữa đêm khuya với ngọt ngào Ngọc Hạ. Ðôi khi theo Ngọc Anh thăm những Hà Nội của Phú Quang. Ðôi khi dong ruỗi theo Trần Thu Hà để uống say hơi hướm thơm Jazz của Thu Hà rồi nhớ đến Blue Hùng Cường, Blue Duy Khánh và nhớ tiếng guitar Jazz Jimmy Long, người bạn đang giang hồ đâu đó Vieng Chan, Saigon.

Nhưng rồi khi tiếng chim kêu mở cửa chào sương sớm, tôi lại mời Don Hồ thả tiếng hát lãng đãng dạo trên những hồng lan cẩm chướng. Sáng nào như vậy, tôi thường nhớ người bút hiệu Hoàng Song Vân.

Quen nhau, anh Hoàng Song Vân cho tôi biết loáng thoáng anh chơi đàn măng-đô cùng thời Phạm Duy. Khi Don Hồ thành danh, có lần anh tâm sự, “Không ngờ thằng Dũng nhà tôi hát hay như thế,” nét mặt anh đầy niềm vui ấm áp. Cây đàn măng-đô không đẩy tuổi trẻ anh rơi vào khuôn nhạc, nhưng dòng máu nghệ sĩ trong anh đã có truyền thừa. Ngoài Dũng thành danh, cô em gái cũng vẽ họa tài tình. Anh khiêm tốn dành hạnh phúc ấy cho người vợ thương yêu của mình, “Chúng nên người đều nhờ mẹ chúng cả.” Phần anh, anh chọn riêng cho mình một không gian đầy sách vở.

Cảm ơn anh chị luôn thương thằng em nhỏ. Cảm ơn những đĩa nhạc Don Hồ cho tôi những sớm mai yêu đời. Cảm ơn những ca sĩ rung lên hồn nhạc. Cảm ơn “Bảy nốt trên khuôn nhạc” cho tôi một chút Paris chưa biết, và một đêm bước hoài theo bảy nốt.

Lê Giang Trần

Little Saigon, Chủ Nhật 12/10/08

(Gửi Hoàng Song Vân, Thanh Trúc, Don Hồ)


HỌA SĨ VŨ THÁI HÒA

KHAI MẠC TRIỂN LÃM TRANH CỦA HỌA SĨ VŨ THÁI HÒA TẠI PHÁP

vth3

vth4

HÌNH ẢNH KHAI MẠC TRIỂN LÃM TRANH

CỦA HỌA SĨ VŨ THÁI HÒA

tại Galerie du Cinéma Eden

66 Rue Gambette – Romilly Sur Seine (Pháp)

Mở cửa : 12/12/2008 – 04/01/2009

Romilly Sur Seine (Pháp) – 12/12/2008 Thời tiết ở Pháp từ hơn một tuần lễ nay đã thay đổi , Tuy chưa vào đông nhưng nhiệt độ đã xuống độ trừ, nhiều thành phố, ruộng đồng tuyết phủ trắng xóa.

Thành phố Romilly Sur Seine mấy ngày qua, đường phố cũng tràn ngập tuyết, sự đi lại gặp nhiều khó khăn.

– Trước giờ khai mạc Phòng tranh của Họa sĩ Vũ Thái Hòa ,trời càng lúc càng buốt giá, mưa tuyết cùng lúc càng nhiều – Tuy nhiên đúng 18h30 chiêu đãi khai mạc phòng tranh của Họa sĩ Vũ Thái Hòa bắt đầu tại số 66 Rue Gambetta thành phố Romilly Sur Seine (Pháp) với sư hiện diện của ông Eric Vuillemin Thị trưởng thành phố Romilly Sur Seine, ông Christian Rouge Phó Thị trưởng đặc trách Văn Hóa Nghệ Thuật Thành phố cùng với nhiều Quan khách yêu Hội Họa trong vùng .

Mở đầu khai mạc phòng tranh- Ông Christian Rouge Phó thị trưởng đặc trách Văn Hóa Nghệ Thuật của Thành phố đã giới thiệu với Ông Thị trưởng và Quan khách về Họa sĩ Vũ Thái Hòa, Ông cho biết HS Vũ Thái Hòa là một Họa sĩ VN định cư tại Thành Phố Troyes (Pháp) từ 1984 tác phẩm của VTH được nhiều người biết đến qua những cuộc triển lãm tranh trong vùng Champagne (Pháp) do các Trung tâm Văn Hóa các thành phố tổ chức, VTH có Họa phẩm : Longue a été la nuit (đêm dài) được UNESCO giới thiệu đưa vào Viện bảo tàng Loukine d’ Arsonval (Pháp) và Họa sĩ Vũ Thái Hòa được UNESCO tặng huy chương hội họa : Picasso – Miró .

Bản thân Ông Christian Rouge cũng là một trong những người yêu tranh của Họa sĩ Vũ Thái Hòa vì tranh Vũ Thái Hòa màu sắc rất mạnh bạo, rực rỡ, vui tươi… với đường nét lạ, nhiều khai phá mới… Ông đã có dịp xem tranh của HS Vũ Thái Hòa trong các cuộc triển lãm gần đây ở các thành phố khác.

– Vì những lý do trên, chính Ông đã vận động với chính quyền tài trợ và mời Họa sĩ Vũ Thái Hòa đưa tranh đến đây triển lãm cho công chúng Pháp thành phố này xem

Dịp này Ông Christian Rouge còn cho biết thêm là Ông và Họa sĩ Vũ Thái Hòa không hề quen biết nhau trước đây.- Ông rất hài lòng khi được giới thiệu tranh của HS Vũ Thái Hòa với công chúng yêu nghệ thuật ,

Đáp từ – Hoạ sĩ Vũ Thái Hòa cám ơn sự giúp đỡ, tài trợ của chính quyền địa phương cho cuộc triển lãm này, và cám ơn riêng Ông Thị trưởng, Ông phó Trị trưởng đặc trách Văn Hóa Nghệ thuật cũng như những người yêu Hội họa đã bớt chút thì giờ qúy báu đến dự lễ khai mạc và xem tranh Vũ Thái Hòa.

Sau đó, chiêu đãi nhẹ gồm rượu Champagne và bánh v…v…do Trung tâm Văn Hóa thành phố Romilly Sur Seine khỏan đãi , Họa sĩ Vũ Thái Hòa đã ân cần trò chuyện với Ông Thị trưởng , Ông phó Thị trưởng đặc trách Văn Hóa Nghệ Thuật và những người khách yêu Hội Họa – Buổi lễ kết thúc lúc 21h00 cùng ngày.

TRIỂN LÃM TRANH CỦA

HỌA SĨ VŨ THÁI HÒA

Tại PHÁP từ 13/12/2008 đến 04/01/2009

trienlamtranhvuthaihoa

Nhân dịp Giáng Sinh 2008 và Năm Mới 2009 với sự tài trợ của Trung tâm Văn Hóa thành phố Romilly-sur-Seine (Pháp), Họa sĩ Vũ Thái Hòa sẽ cho ra mắt công chúng Pháp tranh của ông tại :

GALERIE DE L’EDEN

66 Rue Gambetta

Romilly-sur-Seine

FRANCE

Phòng tranh mở cửa từ 13 tháng 12 năm 2008 đến 4 tháng Giêng 2009

(Vào cửa tự do)

Web : http://www.saigonline.com/vuthaihoa

Vũ Thái Hòa là một khuôn mặt Văn nghệ VN quen thuộc,

Sở trường : Vẽ tranh, Viết Nhạc, Hòa âm, Làm thơ, Viết Văn…

Sinh năm 1947 tại Trung Lao – Nam Định (VN)

1954 Di cư vào Nam VN

– 1965 bắt đầu sinh hoạt nghệ thuật viết và làm báo tại Sàigòn

trienlamtranhvuthaihoa21

Họa sĩ Vũ Thái Hòa và những tác phẩm Hội Họa của Ông

Từ 1972 đến nay, Tranh Vũ Thái Hòa đã xuất hiện trên trang bià các tác phẩm Thơ, Văn, Nhạc … của các Văn Nghệ Sĩ tên tuổi VN – và tranh Vũ Thái Hòa còn xuất hiện trên những cánh thiệp Chúc Giáng Sinh và Năm mới, trên các tạp chí Việt ngữ xuất bản ở Hoa kỳ, Pháp, Đúc, Canada, Úc …

– Định cư tại Pháp 1984

– Vũ Thái Hòa đã triển lãm tranh nhiều lần , nhiều thành phố tại Pháp từ năm 1985 đến nay, đa số các cuộc triển lãm của ông đều được Chính phủ Pháp tài trợ mọi măt .

-1986 Giải thưởng hội họa Libé nhật báo Libération Champagne (France)

– 1987 Họa phẩm : Longue a été la nuit (đêm dài) của Vũ Thái Hòa được UNESCO giới thiệu đưa vào Viện bảo tàng Loukine d’Arsonval (France) và VTH được UNESCO tặng huy chương hội họa : Picasso – Miró

-1992 Phát hành 10 thiệp Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm mới có in tranh Vũ Thái Hòa trên mỗi tấm thiệp (do Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu phát hành)

-1999,2000,2001 Trong Hội đồng Giám khảo thi hội họa quốc tế do UNESCO tổ chức hàng năm tại Troyes (Pháp)

-2/2003 Triển lãm tranh tại Salon des Artisans d’Art (Hội Chợ Mùa Xuân)(Troyes)(Pháp)

– 10/2003 Triển lãm tranh tại : (Trung Tâm Văn Hóa) Centre Culturel de la Chapelle Saint Luc (Thành phố La Chapelle Saint Luc) (Pháp)

– 2/2004 Triển lãm tranh tại : Maison pour tous thành phố Sainte Savine.(Pháp)

– 4/2004 Triển lãm tranh tại Ngân hàng BNP Paribas (Troyes) (Pháp) do Maison du Boulanger tổ chức.

– Họa sĩ Vũ Thái Hòa ngoài tài vẽ tranh, Ông còn là một nhạc sĩ có nhiều tình khúc giá trị nghệ thuật, Nhạc của ông được nhiều người biết đến từ thập niên 70-80 qua những tình khúc của ông do các ca sĩ thượng thặng của nền âm nhạc VN lúc bấy giờ hát trong các băng nhạc sản xuất tại Sàigòn

– Ngoài Nhạc tình, Vũ Thái Hòa còn viết Thánh Ca Công giáo

Tiếng – nhạc – Việt trong lòng Paris

chantinh

TRÒ CHUYỆN CÙNG TRANG THANH TRÚC (PARIS):

MAI ANH thực hiện

Theo lời giới thiệu của nhạc sĩ Trần Quang Hải, chị là nữ nhạc sĩ sáng tác nhiều nhất ở hải ngoại. Học nhạc từ năm 1973, bắt đầu sáng tác năm 15 tuổi (1979). Bản nhạc “Tháng 9 và một người” của chị đã nhận được giải thưởng của Hội Y Sĩ Việt Nam tại Pháp năm 2000. Duyên nhạc của Trang Thanh Trúc gắn nhiều với thơ Phạm Ngọc. Ngoài những sáng tác rải rác trong các album thực hiện chung, người yêu nhạc có thể tìm thấy 2 CD riêng của Trang Thanh Trúc – Phạm Ngọc: “Những ngày tháng không tên” (2003) và “Từ một phía không em” (2005).

Cách nói chuyện nhẹ nhàng, đầy nữ tính của Trang Thanh Trúc dễ gây cho người phỏng vấn một thiện cảm, một ấn tượng hết sức nhu mì… Mời bạn đọc cùng gặp gỡ với nữ nhạc sĩ Việt sống tại Paris – Trang Thanh Trúc.

Đã là người VN, ai cũng muốn biết về xứ sở…

PV: Chị đã từng phỏng vấn người khác, còn bây giờ chị cảm thấy như thế nào khi có người đang muốn “tò mò” về chị?

Nhạc sĩ Trang Thanh Trúc: Trước khi trả lời câu hỏi cho phép Trúc có lời cám ơn đến Người Viễn Xứ đã cho mình một cơ hội để trò chuyện. Chỉ hy vọng là những câu trả lời sẽ đưa mình đến gần hơn với người đọc, và dòng nhạc của mình đến gần hơn với thính giả xa gần.

Để trở lại câu hỏi của bạn, cách đây không bao lâu Trúc có thực hiện một cuộc phỏng vấn với nhạc sĩ Trần Quảng Nam – tác giả của bài ca: « 10 năm tình cũ ». Trúc chưa từng quen biết với nhạc sĩ Trần Quảng Nam, nhưng lại rất muốn biết về tác giả này. Dường như anh là người rất trực tính. Ưa nói thẳng và nói thật. Trần Quảng Nam đã được nồng nhiệt đón nhận từ bản nhạc « Mười năm không gặp… tưởng chừng đã… thoát ». Bài phỏng vấn này Trúc đặt tên là « Chân dung nhạc sĩ Trần Quảng Nam qua gợi ý của Trang Thanh Trúc ». Sau đó không bao lâu đọc giả lại hỏi: « Đã đọc bài phỏng vấn của Trang Thanh Trúc thật thú vị. Thế còn bài Trang Thanh Trúc bị phỏng vấn nằm ở đâu? ». Cảm giác của Trúc ngày hôm nay là thật lạ và hồi hộp khi biết được Người Viễn Xứ ưu ái dành cho một cuộc phỏng vấn như thế này…


chantinh4

PV: Là một người VN sống ở Pháp, chị có thấy mình bị “Pháp hóa” không nhỉ?


NS TTT: Trúc sống gần 28 năm ở một quốc gia khác không phải là quê hương của mình thì ít nhiều cũng bị ảnh hưởng lối sống của họ (nhập gia tùy tục, ca dao đó mà). Trúc cũng thích như người Parisienne đi dạo, ngắm nhìn dòng sông Seine chảy uốn khúc thơ mộng trong lòng thành phố. Hay cái thú nhàn nhã ngồi tư lự nhâm nhi cà phê hay ăn kem ở các quán bên lề đường. Hay như dạo chơi vườn Luxembourg vào những ngày đầu thu lá đổi màu đẹp hơn cả bức tranh vẽ.


PV: Tôi được biết chị không sinh tại VN, sống ở nước ngoài nhưng lại thường xuyên sử dụng tiếng Việt. Phải chăng sử dụng tiếng Việt để nhớ mình là người Việt?


NS TTT: Trúc sinh ra tại Nam Vang, lớn lên ở Đà Lạt. Không bao giờ Trúc muốn quên cái không khí lạnh lẽo nhiều thông, nhiều sương mù, cùng các con đường ngoằn ngèo lên đồi xuống dốc. Cũng từ thành phố dễ thương này, âm nhạc đã gieo mầm trong Trúc lúc nào không hay. Theo Trúc, đã là người Việt Nam thì bất cứ sinh tại đâu hay sống ở nơi nào đi nữa ai lại không muốn biết về xứ sở của mình, và việc dùng tiếng Việt trong gia đình Trúc hàng ngày hay những lúc gặp gỡ bạn bè người Việt cũng là chuyện thường tình thôi, vì đó vẫn là ngôn ngữ riêng của mình. Tiếng mẹ đẻ mà!

chantinh3


Sự lãng mạn chỉ dành riêng cho nghệ thuật


PV: Trong bài trả lời phỏng vấn của chị với Nam Dao, tôi được biết bản nhạc đầu tay được chị sáng tác năm 1979. Mãi đến năm 1999 chị mới sáng tác nhiều hơn. Theo chị, những “khoảng lặng” trong sáng tác như thế có cần thiết với người nghệ sĩ không? Cụ thể với chị, thời gian tạm xa âm nhạc, chị đã có được những gì?


NS TTT: Bản nhạc đầu tay sáng tác năm 1979 mang tên: « Tháng chín, mùa thu và em » còn đọng lại ở những ngày tháng lao đao khi mới đến xứ người. Nhạc là một phần lớn đời sống của Trúc, tuy nhiên có những lúc lo toan của đời sống đã không cho mình nghĩ nhiều đến âm nhạc, dù có những lúc rất nhớ những phím trắng đen trên cây đàn dương cầm. Trúc nghĩ “khoảng lặng” theo như bạn nói đôi khi nó cũng là một điều cần thiết trong đời sống để mình tìm được những ý tưởng khác lạ qua những đam mê mới. Thí dụ như qua nghệ thụật nhiếp ảnh, viết tùy bút tạp ghi, xây dựng và thiết kế trang nhà trên mạng Internet. Những điều gì có thể áp dụng vào nhạc như cách bố cục trong hình tạo sự chú ý; cách dùng những từ ngữ để diễn tả cường độ gợi cảm trong lời nhạc; cách cấu trúc cân phương v.v…

chantinh5


PV: Theo chủ quan của tôi, những sáng tác của chị đầy màu sắc lãng mạn. Nhạc sao – người vậy, có thể nghĩ về chị như vậy không?


NS TTT: Ơ, cái câu nói này không biết có chính xác hay không (nhạc sao người vậy đó). Chắc là nên hỏi đến những người gặp gỡ Trúc rồi. Trúc rất lãng mạn và rất thực tế. Rất bi quan và rất lạc quan yêu đời. Cái gì cũng « rất ». Chứ không có lưng chừng! Nên có thể tóm tắt là: Lãng mạn dành riêng cho nghệ thuật. Đời sống thì không.

PV: Theo chủ quan của tôi, những sáng tác của chị đầy màu sắc lãng mạn. Nhạc sao – người vậy, có thể nghĩ về chị như vậy không?


NS TTT: Ơ, cái câu nói này không biết có chính xác hay không (nhạc sao người vậy đó). Chắc là nên hỏi đến những người gặp gỡ Trúc rồi. Trúc rất lãng mạn và rất thực tế. Rất bi quan và rất lạc quan yêu đời. Cái gì cũng « rất ». Chứ không có lưng chừng! Nên có thể tóm tắt là: Lãng mạn dành riêng cho nghệ thuật. Đời sống thì không.


PV: Khi phổ nhạc cho thơ, chị có thấy cảm hứng của mình bị gò bó không? Sáng tác nhạc – lời của riêng mình và phổ nhạc cho thơ, chị thấy việc nào hấp dẫn hơn?


NS TTT:
Nếu mình đã chọn một bài thơ để phổ có nghĩa là mình đã đọc qua, đã hiểu – có thể là hiểu một phần nào điều tác giả bài thơ muốn nói. Cảm hứng từ đó sẽ nẩy mầm. Khi áp dụng vào thực hành đôi lúc bài thơ ấy sẽ gây cho mình những khó khăn bất ngờ. Ví dụ như không thể giữ nguyên bài thơ (dài cũng như ngắn). Không thể giữ những câu thơ đi cho thứ tự; chẳng hạn như, câu thơ cuối đi đầu tiên vào nhạc, câu thơ giữa lại không giữ được trong nhạc.

Cái gò bó ở đây không nằm trong cảm hứng bởi vì phải có cảm hứng thì mình mới quyết định mang bài thơ ấy vào nhạc của mình được. Cho nên những khó khăn nếu bất ngờ gặp phải, hãy dùng cái… giác quan thứ sáu của mình để áp dụng. Nhưng làm cái điều này nên làm cho khéo và cố gắng tôn trọng tứ của bài thơ. Bởi ít ai chuộng sự cắt-xén-mổ-xẻ đứa con tinh thần của mình lắm. Chuyện bình thường thôi mà.

Đã gọi là sáng tác thì muôn màu. Cái màu nào càng khó thì càng gây cho mình sự hứng thú. Như một hình thức muốn thách thức ý chí làm việc của mình đến đâu. Tự viết lời cho nhạc của mình hay phổ nhạc cho thơ, cả hai đều dễ thương và khó khăn như nhau!

Trúc rất coi trọng giai điệu. Đối với Trúc một bản nhạc hay việc đầu tiên là phải có giai điệu hay. Sau đó là lời ca. Giai điệu hay mà đặt lời vô nghĩa thì không kết hợp đuợc gì. Người ta sẽ chọn bản nhạc ấy nghe – những lúc không lời. Nếu Trúc viết nhạc và lời – nghĩa là phần đông những bài ấy – Trúc tìm cái tựa để đặt đầu tiên. Sau đó mới là giai điệu. Kế tiếp là lời ca.

chantinh6


Khi tạo được niềm vui cho ai đó mình sẽ lấy lại được cân bằng mau chóng hơn


PV: Một mình âm nhạc đã đủ cho cuộc sống của chị chưa nhỉ?


NS TTT: Âm nhạc là một chốn riêng. Bình an. Âm nhạc còn là một nôi ngủ biết dỗ dành, biết tha thứ, biết yêu thương. Âm nhạc bao la lắm. Một màu xanh biếc. Với Trúc, âm nhạc không phải là nơi để tìm lấy sự bon chen. Lo ngại hơn thua. Tranh giành. Hãy khoan thai để âm nhạc trong túi áo mình, trong lòng bàn tay mình, trong trái tim mình. Bao giờ nhớ quá thì mang ra ngắm nhìn (như hình thức viết nhật ký). Viết mỗi ngày chưa chắc sẽ hay. Nhưng viết mỗi ngày thì dễ tạo nên cho mình một thói quen tốt.

Với Trúc, âm nhạc không nuôi sống mình nhưng lại giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Âm nhạc là một sự cân bằng trong đời sống. Ngoài ra Trúc còn có vài sở thích khác nữa là đi lang thang một mình để săn hình. Vào quán nước gọi kem cà phê mỗi khi trời lạnh. Đi đâu xa chút là phải thủ sẵn trong túi mấy tờ tạp chí, cuốn sách, máy hình, máy nhạc, ô mai, xí muội. Tất cả đều là thân thiết không thể rời nhau được.

chantinh7PV : Trong ca khúc “Hình như mưa cũng nhớ…” có đoạn “Hãy lắng nghe mưa ngọt ngào, gọi trong nỗi nhớ mong anh về đây…”. Đã bao giờ chị “biết khi thương một người” mà lại “giữ riêng trong ngậm ngùi” không?


NS TTT : Ồ nhiều lắm chứ. Nhưng mà cái câu hỏi này có bắt buộc phải trả lời không?


PV: Vâng, tất nhiên rồi, ai cũng có những điều riêng tư cần giữ cho mình. Thế, chị đã bao giờ bị “mất thăng bằng” trong cuộc sống chưa? Mỗi khi như thế, chị làm gì để lấy lại cân bằng?


NS TTT : Sống trong cuộc đời, có bao giờ tất cả mọi việc đều êm đẹp như ý mình muốn đâu. Cho nên việc mất thăng bằng bởi những chuyện nắng mưa thì nhiều. Mỗi khi cái chơi vơi, chới với ấy xảy ra thì càng nên biết an ủi mình hơn. Bằng cách nói rằng trái đất này đầy ắp những người đau khổ hơn mình nhiều lắm, hai chữ « nhiều lắm » đôi khi có sức mạnh rất mãnh liêt, mình chỉ bị mỗi cái chuyện nắng mưa vu vơ mà đã than xót xa ngấm ngầm rồi! Còn có một phương cách khác mà Trúc hay thử nghiệm mỗi khi « trời trở gió thất thường » đó là tìm cách giúp đỡ một người mất thăng bằng hơn mình. Khi mình tạo được niềm vui cho ai đó (ngay trong lúc mình bối rối như tơ vò) mình sẽ lấy lại được cân bằng mau chóng hơn (bởi khi mình quyết lòng giúp đỡ ai, mình dùng ý chí nhiều hơn). Tựa như cái bóng đèn nhà mình đứt, mình không siêng năng thay nhưng nhà hàng xóm láng giềng mà gọi một tiếng là mình chạy sang ngay. Và mình làm rất chăm chỉ. Sợ không thay ngay, nhà người ta sẽ tối om. Trong khi đó, nhà mình thì… kệ đi. Không thay hôm nay, mai thay vẫn được như thường.


PV: Xin cám ơn chị đã dành thời gian trò chuyện cùng Người Viễn Xứ. Hy vọng những giai điệu trữ tình trong âm nhạc của Trang Thanh Trúc có thể mau chóng đến với người yêu nhạc đại chúng tại VN…


Quý vị có thể tìm nghe một số sáng tác của nhạc sĩ Trang Thanh Trúc tại website:

http://saigonline.com/trangthanhtruc.

MAI ANH

(2006)

http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/vanngheviet/hoatdongvhnt/2006/04/566045/

Chân Dung Trang Thanh Trúc – damau.org

Bài phỏng vấn

LTS: Trang Thanh Trúc là một « tài tử » theo đúng nghĩa lãng mạn và classic của hai chữ « tài tử »: yêu thương cuộc sống và nhận thức được nhiều xúc tác từ đời sống thường nhật. Trong thời đại chuyên môn hóa hiện nay, Trang Thanh Trúc đã theo đuổi nghệ thuật với một khuynh hướng rất « Thiền,» rất bao dung: cô sáng tác như một cách nâng niu từng giây phút trong đời sống và cũng để thu hẹp khoảng cách tha hương : giữa người với người, giữa người với không gian và thời gian, giữa người với ngôn ngữ.

(1) Da Màu (DM) : Về phần tiểu sử, Trúc sang Pháp năm nào, và hoàn cảnh định cư tại Pháp : vì lý do gì Trúc đã định cư tại Pháp ?

Trang Thanh Trúc (TTT): Trúc là người con duy nhất trong gia đình sinh ra tại Phnom Penh (Cam-Bốt) và đến Paris năm 1978. Ba giữ quốc tịch Cam-Bốt nên gia đình sang Pháp theo diện bảo lãnh.

(2) DM: Từ hồi sang Pháp, Trúc đã về Việt Nam lần nào chưa? Việt Nam có phải là nguồn cảm hứng của Trúc trong những tác phẩm?

TTT: Trúc về lại Việt Nam được ba lần. Mặc dù Trúc không sinh trưởng tại nơi ấy, nhưng lúc nào hai chữ Việt Nam cũng gây cho Trúc nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Nhưng Việt Nam không hẳn là nơi duy nhất tạo cho Trúc nguồn cảm hứng. Trúc còn Paris nữa mà!

(2) DM : Trúc đã mất bao lâu để viết những vignettes/truyện chớp trong tuyển tập này, và Trúc viết vào lúc nào ? Đây là những truyện Ký, hay hoàn toàn hư cấu ?

TTT : Tập truyện này bao gồm những câu chuyện Trúc viết từ nhiều năm nay. Từ những cảm xúc mà Trúc đụng chạm từng ngày trong đời sống. Thật cũng có mà fictionalisé cũng có.

(3) DM : Tại sao lại « 7 Notes Trên Khuôn Nhạc »?

7 Nốt Trên Khuôn Nhạc ra đời sau lời mời của chị Đặng Thơ Thơ kêu gọi Trúc viết truyện chớp cho damau.org. Trúc nghĩ ngay đến 7 nốt nhạc! Tại sao lại là 7 mà không là 8? Vì từ nốt Đô thấp cho đến nốt Đô cao phải theo thứ tự: Đô, rê, mi, fa, sol, la, si, đô. 8 nốt tất cả. Trên dương cầm, tập chạy những ngón tay cho « bớt cứng » cũng theo thứ tự đó. Đi từ nốt Đô thấp cho đến nốt Đô cao. Rồi từ nốt Đô cao, quay trở về nốt Đô thấp. 8 nốt. Đó là nhạc. Riêng, trong đời sống thì khác. Một tuần chỉ có 7 ngày. Thông điệp của nó là cho dù sống trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa hãy biết yêu thương từng khoảnh khắc nhỏ mình có.

(4) DM: Nếu feminism không phải là một khái niệm tiêu cực về chuyện phụ nữ « đòi quyền sống, » mà chính là khía cạnh văn chương khai thác những tâm trạng intime, complexe của phụ nữ, thì Trúc có nghĩ mình là một ngòi bút feminist hay không ?

TTT: Xưa đến giờ, ngoài chuyện cơm áo (mình phải làm theo mệnh lệnh và thử thách của những công việc trong đời sống mà đôi khi mình không thích), Trúc viết theo cảm xúc của mình. Hy vọng là Trúc không bị ảnh hưởng bởi một chiều hướng hay phong trào nào cả. Viết, như là một thúc đẩy cần thiết cá nhân thôi chứ không có một tham vọng gì khác.

(5) DM: Đối với Trúc, văn chương hay nhạc là nguồn ảnh hưởng mạnh hơn?

TTT: Những công việc Trúc làm hiện tại (không riêng gì về « nghề viết »), ví dụ như tài chánh-kế toán, sáng tác nhạc, nhiếp ảnh, là tự công việc đến với Trúc, chứ Trúc không có ý chọn lựa đầu tiên. Những năm còn nhỏ lắm lúc ở Đà Lạt, Trúc rất mê hái lá cây, cắt xén, rồi pha chế thuốc giữ trong từng ống nghiệm nhỏ. Lớn lên lại học tính toán hơn thua với mấy con số. Cũng thời gian ấy, Trúc mê sau này mình sẽ in được một cuốn sách và sẽ lập được một ban nhạc, nhưng đã không biết rằng mình phải viết « nhiều lắm » thì mới có thể in được thành cuốn sách và mình cũng cần phải học nhạc, biết chơi nhạc, thì may ra mới có thể lập được một ban nhạc. Những điều này lúc nhỏ chỉ thích như chuyện « tự dưng mà có » thôi, như một giấc mơ, không thích phải học chút nào. Sách, nhạc, và thêm bộ môn nữa là nhiếp ảnh. Cả ba bộ môn đều ảnh hưởng Trúc sâu đậm. Trúc vốn yêu sự công bằng, nên mọi sở thích,Trúc cố gắng yêu thương cùng mức độ như nhau. Có điều làm việc gì cũng cần có óc sáng tạo, vì vậy không ai có thể vô tâm nói, “người tình” này hay hơn “người tình” kia!

(6) DM: Trúc ngưỡng mộ hoặc đang đọc những thể văn, nhà văn nào?

TTT: Trúc thích đọc những tác phẩm gần gũi với đời thường, mang đến cho Trúc những rung động riêng và nhất là Trúc có thể đọc đi đọc lại nhiều lần mà không biết chán…. Ví dụ như : Le Jardinier d’Amour, La Jeune Lune (Rabindranath Tagore). Les Camarades (Erich Maria Remarque), Thư Tình Trên Cát (Duyên Anh), Huyền Xưa (Từ Kế Tường), Như Con Mèo Ngái Ngủ Trên Tay Anh (Võ Hà Anh), Truyện Cho Những Tình Nhân (Nhã Ca), Khóc Nữa Đi Sớm Mai (Mường Mán), Thư Tình Viết Muộn (Hoàng Chính) …

(7) DM: Và Trúc thích những nhạc sĩ nào?

TTT: Về nhạc, gần đây nhất Trúc đặc biệt thích ba giai điệu của nhạc sĩ Quốc Dũng, được viết lời bởi Nguyễn Đức Cường, (Hoang Vắng, Đường Xưa, Cõi Buồn), và một ca khúc khác nữa đó là: Ta (phổ từ thơ Phạm Ngọc).

(8) DM: Trúc định nghĩa mình như một nghệ sĩ Việt gốc Pháp, hay chỉ là một nghệ sĩ?

TTT: Trúc nghĩ, Trúc là một cá nhân, một người thích âm nhạc, viết văn, nhiếp ảnh, mà không bao giờ dám nhận mình là một nghệ sĩ.

(9) DM: Vấn đề bản sắc và màu da có phải là một quan tâm cho một người viết sinh sống trong một xã hội như xã hội Pháp hiện nay không?

TTT: Câu hỏi này Trúc nghĩ mình không có đủ khả năng để trả lời. Chỉ có một điều đối với Trúc dù mình là người Việt sống ở đâu đi nữa, không phải chỉ riêng ở Pháp, cũng cần giữ bản sắc và màu da của mình. Điều này (nếu có) ẩn hiện trong các truyện của Trúc cũng là điều tự nhiên mà thôi.

Tờ chương trình

Cùng nắm tay nhau đi tìm một ngọn đèn

img_3519.jpg

Lời giới thiệu của Nam Dao (Adelaide, Úc châu): Trang Thanh Trúc đến Pháp tị nạn lúc 14 tuổi. Ngay từ năm đầu tiên nơi kinh đô ánh sáng Paris, Trúc đã tham gia đêm văn nghệ Tết Tổng Hội Sinh Viên Paris. Những năm kế tiếp sinh hoạt trong ban báo chí và đảm trách trang Mực Tím. Trang Thanh Trúc bắt đầu sáng tác bản nhạc đầu đời vào lúc 15 tuổi, đoạt giải nhất sáng tác năm 2000 của hội Y Sĩ Việt Nam tại Pháp với nhạc phẩm « Tháng 9 và một người ». Ngoài việc sáng tác những bản nhạc tình cảm buồn, Trang Thanh Trúc còn viết những bài tùy bút được lưu trữ trên trang nhà.

Sau đây là cuộc mạn đàm với Trang thanh Trúc do Nam Dao thực hiện.

Nam Dao (ND): Đây là lần đầu tiên sau hơn 20 năm ND được nghe lại giọng Thanh Trúc qua buổi tâm tình này. Riêng ND thì rất là vui được nghe lại giọng nói thời xa xưa, để rồi bồi hồi nhớ lại thời sinh viên của mình. Không gì làm ND vui cho bằng là được mạn đàm với 1 người bạn mà ND được làm quen với Trúc lần đầu tiên hình như là ở thời điểm tập Tết của năm 1979 thì phải. Nếu ND nhớ không lầm thì lúc đó Trúc là một trong những người trẻ nhất đến tập hát hợp xướng, có nghĩa là dưới 18 tuổi chưa là SV. ND không biết là mình nhớ có đúng hay không ?

Trúc: Dạ thưa đúng chị. Lúc ấy Trúc mới sang Pháp được một năm. Và tuổi chính xác nhất là 15.

ND: Thế Trúc còn nhớ lúc đó vì lý do nào Trúc lại vào THSVParis để tập văn nghệ Tết vậy?

Trúc: Chị hỏi một câu bất ngờ quá nên thật tình Trúc cũng hơi bàng hoàng một tí khi nhắc về ngày xưa. Cách đây ít nhất cũng hai mươi lăm năm rồi. Trúc nhớ có một hôm tình cờ khi tan học về thay vì về thẳng nhà Trúc lại ghé thăm ông bác. Ngồi một mình ở phòng khách trong khi ông bác thì bận điện thoại. Trúc thấy ở trên bàn có một tờ báo mang tên là Nhân Bản, do THSV Paris phát hành. Ngày đó thú thật Trúc rất mê đọc báo chí Việt ngữ. Tìm được một tờ báo để đọc hay mượn được một cuốn sách truyện VN đối với Trúc là một niềm vui lớn lao và hạnh phúc ghê gớm lắm.Trúc có cảm tưởng như quê hương ở cạnh bên mình vậy! Cái cảm giác ấy nó lạ lùng. Nhưng nó cũng hụt hẫng lắm. Bởi vì sau đó Trúc ý thức được quê hương xa vời quá. Trúc tò mò đến tập văn nghệ Tết ở THSVVN Paris có lẽ là sau lần xem được tờ báo Nhân Bản ấy, và chính xác hơn là vì trang Mực Tím « Đại gia đình của những người không quên tiếng Việt », có mặt trong tờ Nhân Bản.

ND: Thế Trúc còn nhớ rõ những kỷ niệm ngày đầu tiên khi đến tập văn nghệ hay không ? Giữa đám đông khoảng 80 người tập hát, Trúc có cảm thấy khớp vì tuổi mình còn bé qúa hay không ?

Trúc: Khớp thì chắc chắn là có rồi thưa chị. Nhưng ngược lại có lẽ vì là một trong những người nhỏ tuổi nhất nên được các anh chị cưng lắm.

ND: Khi nói đến tết THSV Paris, ND không thể nào quên được rất nhiều kỷ niệm đẹp bên lề trong suốt thời gian 3 tháng tập văn nghệ tết. Thế đối với Trúc kỷ niệm hay hình ảnh nào Trúc còn giữ mãi cho đến ngày hôm nay về liên quan đến đêm Tết đầu tiên mà Trúc tham gia cùng với anh chị em trong THSV Paris?

Trúc: Kỷ niệm đầu tiên của Trúc hình như là những cái ghế xếp mọi người ngồi trong căn phòng ở quận 13. Tên con đường là gì Trúc không bao giờ nhớ. Chỉ biết rằng lấy métro xuống trạm Place d’Italie, đi về hướng National, rồi quẹo phải. Căn phòng tập dợt hình chữ L. Ngày đó Trúc không quen biết được bao nhiêu anh chị đâu. Chỉ biết là tới phiên tập hát hợp xướng là mỗi người một tay nhắc ghế ra ngồi. Ngày ấy, anh Phan Văn Hưng là người lo tập hát hợp xướng. Trúc không biết hát thật nhưng được tập hát hợp xướng, theo những chi tiết anh PVHưng ghi trên bản nhạc, Trúc cảm thấy vui. Vui nhất là khi tất cả mọi người nắm vững « phần nào của mình » để rồi sau đó bản nhạc hợp xướng được kết lại, nghe hay vô cùng. Kỷ niệm thứ nhì có lẻ là đêm trình diễn Tết. Mỗi người được phát cho một túi ny lông bao gồm một trái quít, một ổ bánh mì thịt, và một chai nước.

ND: Nghe Trúc nhắc đến ổ bánh mì thịt thì ND lại nhớ đến người chị của sinh viên thời đó là chị Thuyên và Hồng Mi chuyên môn làm những ổ bánh mì thịt rất là ngon cho ban văn nghệ ăn. Hồng Mi giờ đang sống ở Cali đó trúc. ND nghĩ là Hồng Mi đâu có thể nào ngờ được là cô bé Trúc nhỏ xíu của THSV thuở nào giờ đây đã trở thành một nhạc sĩ được nhiều người biết đến. Sau đêm tết đầu tiên Trúc có còn sinh hoạt tiếp với THSV Paris hay không vậy ?

Trúc: Dạ thưa còn chị. Cho đến năm 1989 thì Trúc ngưng. Vì quá bận với gia đình. Chỉ có những hai năm gần đây, vào ngày lễ Âm Nhạc thì Trúc mới ra sinh hoạt trở lại thôi.

ND: Sau khi Trúc ngưng sinh hoạt trong THSV Paris, ngày hôm nay khi nhìn lại quãng đời hoạt động của mình Trúc rút tỉa được những kinh nghiệm sống nào mà Trúc nghĩ là qúy báu cho đời mình ?

Trúc: Chị lại hỏi Trúc một câu bất ngờ nữa rồi. Thật tình mà nói, Trúc luôn có cảm tưởng mình sống lúc nào cũng thuộc về quá khứ. Bởi vì những hình ảnh ấy nó rất đẹp, và cũng có lẽ rằng lúc ấy Trúc mới chỉ 15 tuổi. Ngước nhìn cuộc đời với rất nhiều niềm tin, khi Trúc bước vào sinh hoạt với các anh chị trong THSV Paris, đã có nhiều lần lần Trúc mong ước sau này mọi người sẽ cùng nắm tay nhau, đi tìm một ngọn đèn, để cùng nhau đi thêm những con đường khác.

ND: Những sinh hoạt văn nghệ mà Trúc tham gia ở THSVP có là một trong những yếu tố làm Trúc ưa thích văn nghệ và đi vào con đường sáng tác nhạc hay không ?

Trúc: Thưa chị lúc ấy thật tình Trúc không nghĩ là mình sẽ bước vào con đường sáng tác nhạc. Trúc tham gia sinh hoạt trong ban văn nghệ ở THSVP ít hơn nếu so sánh với sự tham gia của Trúc với ban báo chí THSVP. Có thể lúc ấy, nhà Trúc ở Paris không có piano, vì quá nhớ cây đàn của mình lúc còn ở Việt Nam cho nên Trúc quyết định tự học guitare. Lúc ấy Trúc nghĩ ước gì sau này mình viết được một cuốn sách! Bởi vì sách thì chỉ tốn có giấy mực để viết, còn nhạc thì phải mua đàn. Không biết Trúc đã ngắm hết bao nhiêu cây piano trưng bày ở trong các tiệm rồi.

ND: Năm 1982 ND rời Paris đi định cư tại Úc nên mất hẳn liên lạc với Trúc và cả hai đều không biết trong 22 năm qua những gì xảy ra cho bạn mình. Và nếu không có internet, chắc là ND không có cơ hội gặp lại Trúc dù gặp trên mạng lưới. Thời nay ND thấy có những người bạn quen nhau qua internet. Không biết đây có thực là tình bạn hay không hay đó chỉ là tình bạn ảo trên net mà thôi ? Thế Trúc định nghiã thế nào là tình bạn ?

Trúc: Hồi còn nhỏ, Trúc hay nghĩ rằng tình bạn là một người luôn gần gũi mình, biết chia sẻ với mình những điều vui buồn, một người mà mình có thể tâm sự những chuyện không đâu mà không bị người bạn ấy chê cười. Lớn hơn, Trúc nghĩ rằng tình bạn là một người có thể chỉ qua vài câu xã giao thôi, mà có cảm tưởng như người bạn ấy đã quen thân từ đời kiếp nào. Chứ không cần phải tính thời gian mới đo lường được thế nào là một tình bạn. Hiện tại, hai người bạn thân nhất của Trúc là sách và âm nhạc. Riêng về ý nghĩ của một tình bạn qua Internet Trúc không cho là một tình bạn ảo. Bởi vì Trúc không hiểu sao Trúc rất tin ở Trời đất. Trúc cho rằng mọi việc nếu không có duyên may, thì không bao giờ gặp gỡ.

ND: Điều gì khiến Trúc có cái nhìn bi quan về con người nên không tìm thấy được một người bạn thân nhất là người mà lại chỉ tìm thấy tình bạn qua sách vở và âm nhạc không thôi ?

Trúc: Thưa chị, chẳng qua là sự mất tin tưởng. Tạm gọi là một vết thương chưa lành, chắc có lẽ vì vết thương cuả nó hơi… sâu ! Sách vở và âm nhạc thì khác hơn, nó không ồn ào và luôn mang tính cách chịu đựng. Nó âm thầm khuyến khích Trúc nhiều vô số kể.

ND: Theo Trúc thế nào là một tình yêu lý tưởng và thế nào là một người tình lý tưởng ?

Trúc: Hai chữ « lý tưởng » đối với Trúc nó rất là mơ hồ. Như khi tình cảm còn, khi đứng trang nghiêm làm lễ trong nhà thờ, trong chùa, hay trước bàn thờ ông bà, không ai có thể nghĩ rằng một ngày nào đó những lời ước nguyện của tình yêu mình sẽ bay ngoài tầm tay. Khi thương mến ai, mình luôn có ý thức làm cho người ấy vui vẻ, hạnh phúc. Và tất cả mọi điều đều trở nên đẹp, trở nên « lý tưởng ». Khuyết điểm, nếu có, cũng chỉ là những con kiến rất nhỏ, không đáng để quan tâm. Theo Trúc, biết cùng nhau cố gắng để vượt qua sự gian khổ, khó khăn, cũng là một tình yêu lý tưởng. Bởi vì phần đông con người chịu khó thì có, nhưng chịu khổ thì lại không. Điều đó sự thật là như thế, bởi vì con người sanh ra không ai lại chịu đi lựa chọn cho mình một cuộc sống gian khổ, thành thử khi va chạm đến những điều này bản năng tự nhiên của con người là… rút lui. Từ chối có trật tự hơn là gồng mình để lao vào thử thách.

ND: Trúc có nghĩ là người chồng lý tưởng phải vừa là người yêu để chia sẻ thương yêu với mình, vừa là người bạn đường để chia sẻ những suy tư hay lý tưởng với mình và cũng là người bạn đời biết chia sẻ những chông gai khó khăn trong cuộc sống dìu nhau đi trọn kiếp người.

Trúc: Thưa chị người Pháp họ thường hay nói với nhau: « Personne n’est parfait! ». Không ai có thể toàn vẹn. Nhưng nếu như tìm được một người lý tưởng như chị vừa hỏi Trúc thì thật tình… không còn gì bằng!

ND: Theo Trúc thì người vợ chờ đợi hay coi điều nào quan trọng nhất nơi chồng mình, một người tình, một người bạn đường, hay một người bạn đời ?

Trúc: Theo Trúc, một người vợ chờ đợi nơi chồng mình như một người tình nhiều hơn là vì còn lãng mạn hy vọng rằng được tặng hoa, lên xe có người mở cửa cho vào, đi ciné ở rạp hát « xịn », và ngày thường hay cuối tuần gì thì cũng như nhau, cũng nhà hàng đều đều!

ND: Theo Trúc thì yếu tố nào mà Trúc cho là quan trọng nhất để giữ vững hôn nhân ?

Trúc: Trúc nghĩ là cần phải có ít nhất: Sự hiểu biết và thông cảm

ND: ND có vào trang web nhạc của Trúc để đọc những bài nhạc do Trúc sáng tác. ND được biết bài nhạc đầu tay của Trúc mang tên, « Tháng 9, muà Thu và Em », được sáng tác vào năm 1979. Tức lúc đó Trúc mới có 15 tuổi. Vậy thì hoàn cảnh nào hay lý do tâm linh nào đã thúc đẩy Trúc đi vào con đường sáng tác nhạc? Cũng như tình cảm nào đã đẩy đưa Trúc sáng tác bài nhạc đầu đời của mình ?

Trúc: Thưa chị lúc ấy Trúc dọn về ở quận 14, trên con đường Paul-Fort. Căn nhà đó nhỏ lắm đi ra đi vào còn đụng người này, người kia được nữa. Thành ra ở trong căn nhà nhỏ xíu như vậy không biết làm gì sau giờ học nên Trúc quyết định tập chơi guitare. Sách nhạc lúc ấy đối với Trúc mắc quá, mua không nổi nên ban đầu Trúc đi lên thư viện ở George Pompidou quay cọp-bi lại những bản nhạc tập guitare căn bản. Nhưng rốt cuộc rồi số tiền để quay cọp-bi lai rai như vậy còn mắc hơn nên cuối cùng Trúc cố gắng năn nỉ ba Trúc cho tiền mua cuốn sách. Đó là cuốn Carulli. Trúc tập chơi guitare lẹ lắm, không hiểu có phải là vì đã học piano cho nên lúc sang guitare dễ hơn hay không. Nhưng tập là tập như vậy, cách bấm nốt của Trúc không có phương pháp gì cả! Nhưng thật sự mà nói, cây đàn guitare đã tạo nên cho Trúc nhiều niềm vui không ít. Và Trúc đã sáng tác bản nhạc đầu tiên cũng bằng cây đàn này.

ND: Thế khi Trúc hát lên Trúc có cảm thấy tim mình rạo rực bởi tiếng sét ái tình âm nhạc hay không ?

Trúc: Thưa chị không! Bản nhạc Trúc sáng tác đầu tay ấy cho đến nay Trúc cũng chưa viết lời. Trúc tạm gọi nó là: « Mùa Thu và Em », bởi vì Trúc sáng tác vào mùa Thu. Hôm nào đó Trúc sẽ viết lời. Bởi Trúc muốn ghi lại kỷ niệm nghèo rách mồng tơi của mình thuở lúc mới sang Pháp. Thuở hàn vi, nghèo quá không biết làm gì nên làm… nhạc!

ND: Bài nhạc đầu đời Trúc sáng tác vào năm 1979 và sau đó Trúc ngưng cho đến 10 năm sau tức là vào năm 1989 mới tìm về âm nhạc sáng tác trở lại và sáng tác thêm vài bài. Nhưng thời kỳ mà Trúc sáng tác nhiều nhất cũng lại chính là 10 năm sau tức là vào năm 1999. Theo Trúc thì tại sao có một thời gian dài ngưng sáng tác nơi người yêu âm nhạc. Phải chăng khi tâm hồn và cuộc sống lúc đó của người nhạc sĩ vì vui nên Trúc không thấy có nhu cầu đến với âm nhạc. Và cho tới năm 1999 là năm mà ND đoán có lẽ có nhiều sóng gió trong cuộc sống hôn nhân nên đó có phải chăng là lúc Trúc tìm về âm nhạc sáng tác nhiều, là một hình thức trút tâm sự đời mình với người bạn âm nhạc ?

Trúc: Dạ phải, nhưng còn có thêm một điểm khác nữa là: sau bản nhạc đầu tay viết năm 1979, Trúc có sáng tác thêm vào năm 1984, năm 1986. Ban đầu Trúc sáng tác không có đều lắm. Bởi vì Trúc nghĩ rằng, sáng tác phải cần có cảm hứng. Cần có trời mưa, trời gió gì đó không biết nữa! Và lúc đó thì Trúc không cho rằng âm nhạc nó cần thiết như vậy. Nói chị Nam Dao đừng cười, lúc đó Trúc mơ trở thành… « Văn Sĩ » nhiều hơn! Mãi cho đến năm 1993 thì Trúc mới mua được một cây piano numérique, dành để chơi vào ban đêm rất là tiện. Và cũng vào thời gian đó Trúc mới hiểu rằng âm nhạc đối với Trúc cần thiết vô cùng.

ND: Trúc có nghĩ là âm nhạc là người bạn tốt nhất xoa dịu và chia sẻ được phần nào những uẩn khúc của đời người hay không ?

Trúc: Dạ thưa có. Đối với Trúc, âm nhạc còn là một người bạn rất trung thành.

ND: Một bài nhạc có 3 phần, âm điệu giai điệu và lời. Dĩ nhiên nếu tất cả 3 phần đều hoà hợp với nhau thì đó là bài nhạc tuyệt vời. Nhưng nếu vì một lý do nào đó người nhạc sĩ phải chọn 1 hay 2 trong 3 thứ kể trên thì Trúc sẽ ưu tiên giữ những phần nào mà Trúc cho là quan trọng đối với Trúc ?

Trúc: Dạ thưa phần giai điệu.

ND: Đối với trúc thế nào là một bài nhạc hay? Và thế nào là một bản nhạc tình làm mềm lòng người nghe?

Trúc: Một bài nhạc hay là khi nghe lần đầu tiên mình cảm thấy giai điệu hay, mang đến cho mình sự tò mò để tập trung hơn đến lời bản nhạc. Đó là Trúc muốn nói đến cái hay tìm thấy ngay. Cũng có những bài mình không cảm xúc liền, cần phải nghe đi nghe lại, và trong một hoàn cảnh khác, mình mới tìm thấy cái hay. Cái hay này dành riêng cho những người nghe mang đức tánh kiên nhẫn! Một bài nhạc hay cần phải có giai điệu hay, lời hay, và nếu như có được một giọng hát cảm xúc được những gì tác giả viết, rồi thêm vào đó có sự cộng tác của một nhạc sĩ hòa âm « thương » bản nhạc của tác giả, thì Trúc nghĩ không còn gì bằng. Một bản nhạc hay cần có nhiều người hợp tác. Một bản nhạc tình làm mềm lòng người Trúc nghĩ là cần có sự giản dị, chân thật trong đó.

ND: Trúc có viết là Trúc chịu ảnh hưởng âm nhạc của 4 nhạc sĩ. Trịnh Công Sơn, Ngô thụy Miên, Từ Công Phụng và Paul Mauriat. Vậy thì Trúc rút tỉa được những điều gì hay nơi những nhạc sĩ đó ?

Trúc: Hồi lúc còn nhỏ Trúc ở trên Đàlạt cho nên ở nhà người lớn nghe nhạc gì thì Trúc nghe nhạc đó. Riêng nhạc của Trịnh Công Sơn, Trúc đặc biệt rất là thích, nhất là nhạc tình. Vì Trúc thấy có ba điều hay, đó là tựa bài nhạc, giai điệu, và lời. Lời quá hay. Khi nghe nhạc Trịnh Công Sơn, Trúc có cảm tưởng như mình đang đứng trước một bức tranh. Nhạc của Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên có những từ rất là lạ, Trúc rất thích. Riêng về nhạc hòa tấu của Paul Mauriat, Trúc vẫn mê cho đến bây giờ. Điều Trúc rút tỉa được của những nhạc sĩ mà Trúc thích, Trúc nghĩ rằng đó là lời ca trong các bản nhạc. Mang nét thơ, rất lạ. Nhẹ nhàng, đẹp và lãng mạn lắm.

ND: Trong làng âm nhạc VN có một số nam nhạc sĩ chuyên môn sáng tác nhạc tình được mọi người ưa thích là anh Từ Công Phụng và Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An. Trúc là người chịu ảnh hưởng nhạc của Từ Công Phụng và Ngô Thụy Miên, và Trúc cũng là người sáng tác những bài nhạc tình. Vậy thì trên hành trình sáng tác nhạc tình đó Trúc đã phải làm những gì để giữ được cá tính riêng biệt cho giòng nhạc Trang Thanh Trúc?

Trúc: Thưa chị thật tình Trúc cũng không biết nhạc Trúc có nét lạ nào và ra sao! Trúc không có được học nhạc trong trường nhạc nên cũng không hiểu phương cách sáng tác một bản nhạc phải ra sao. Trúc cũng không tìm đến sách vở để hiểu thêm điều này. Và thêm một điều nữa là Trúc không biết hát. Nốt thấp thì xuống không nổi, nốt cao thì lại không lên tới, mà nốt vừa thì cũng không xong luôn. Cho nên khi sáng tác một bản nhạc Trúc viết lên xuống thoải mái, không hề nghĩ đến người hát sẽ đau khổ ra sao. Có lẽ vì thế cho nên nét nhạc của Trúc không bị gò bó. Trúc chú trọng nhạc đi đầu tiên và đôi khi trong một bản nhạc không đoạn nào giống đoạn nào. Chẳng hạn nghe một bản nhạc của người khác thì không sao, nhưng nhạc của Trúc mà Trúc nghe đoạn cuối giống đoạn đầu để kết thúc, Trúc chán lắm! Trúc nghĩ, ảnh hưởng từ tánh Trúc thì đúng hơn. Trừ khi phải bắt buộc theo đúng quy luật của việc làm trong hãng, những việc khác Trúc chỉ thích làm theo cảm xúc, không muốn bị phụ thuộc ai, không muốn làm giống ai. Nói nôm na cho có vẻ bớt gàn, bớt bướng, nghĩa là Trúc sáng tác nhạc theo trái tim mình hướng dẫn!

ND: ND đọc những lời nhạc do Trúc sáng tác thì thấy hình ảnh những giọt mưa hầu như bàng bạc trong giòng nhạc cuả Trang Thanh Trúc thường là những giọt mưa buồn đọng nỗi cô đơn chờ đợi. Chả hạn như trong nhạc phẩm « Dấu xưa »:

Em hỡi, em có khi

Nhìn chút mưa buồn thương nhớ ai

Cho đêm thêm vấn vương, gợi thiết tha về

Ngại ngùng trên lối quen

Với lấy, những lá thu mưa bay

Giữ lấy, một thoáng hương sầu

Mưa rơi, mưa có hay

Bài hát hôm nào ta đã say

Cô đơn bên tháng năm

Ngày tháng mong chờ

Đợi người xa quá xa

Thật sự trong cuộc sống có bao giờ Trúc đi giữa mùa thu Paris lá vàng bay bay và nghe từng hạt mưa Thu rơi trên má mình lành lạnh hương vị cô đơn nhớ một người nào đó hay không ? Hay là Trúc chỉ sáng tác những giòng thơ này bằng sự tưởng tượng thôi ?

Trúc: Thưa chị, Trúc nghĩ rằng Trúc có một cái may mắn là ở không xa gì lắm với vườn Lục Xâm Bảo. Khi mùa Thu về Trúc hay lang thang ở nơi đó. Ban đầu, không biết mình vô đó làm gì một mình, cho qua thời gian. Nhưng nếu ai chưa ghé vào thăm vườn Lục Xâm Bảo vào những ngày đầu Thu thì lần sau hãy nên ghé vào một lần cho biết. Vẻ đẹp thiên nhiên giữa những màu sơn xanh cũ kỹ của những chiếc ghế sắt, chen lẫn những màu mùa Thu của lá, đẹp tuyệt vời. Thêm một may mắn thứ nhì là Trúc ở trên một con đường mà mỗi lề đường có trồng đến hai hàng cây. Khi mùa Thu về, chỉ cần một trận gió nhẹ là đoạn đường nơi Trúc ở như được trải thảm lá vàng vậy. Đẹp lắm. Thành ra khi ở trong khung cảnh như vậy, sự tưởng tượng như không cần thiết nữa.

ND: Trong ca khúc « Giọt thời gian say » ND thấy Trúc đưa ra một hình ảnh mưa rất là lạ lùng:

Một chốn về xa hút

Buồn héo hắt hao gầy

Ta theo màu tan vỡ

Uống giọt thời gian say

Ngỡ em là tiếng mưa

Tóc em chiều mây thưa

Theo em về nắng tàn

Theo em chiều ngỡ ngàng

Trong tâm trạng của một người đi theo màu tan vỡ uống giọt say thời gian thì câu viết « Ngỡ em là tiếng mưa » gói ghém uẩn khúc nào trong trái tim của kẻ uống giọt thời gian say?

Trúc: Thưa chị, bài nhạc này Trúc sáng tác cho một người thân trong gia đình. Dì của Trúc. Mất ngay ngày Giáng Sinh 1997. Trước đó hai ngày Trúc còn đi lựa mua sữa bột Guigoz để nhờ mẹ Trúc mang sang Cali cho dì uống, vì Trúc nghe nói dì không ăn uống gì được nữa. Chỉ hy vọng sữa bột Guigoz làm cho dì có sức lại tí. Và trước đó một ngày Trúc còn nói chuyện với dì qua điện thoại… Bản nhạc vì thế mà có lẽ nó lung tung bao ý nghĩ mất, còn. Tự dưng hôm nay chị Nam Dao hỏi những điều này, làm Trúc cũng không ngờ sao mình có cái nhìn bi thảm đến như vậy.

ND: Trong ca khúc « Tháng chín, một người » Trúc có viết:

Yêu em anh trở lại những con đường

Nhắc trí nhớ từng hạt mưa tan vỡ

Khi đọc những lời nhạc trên, ND cảm nhận được nỗi đau của một người đi trên những con đường kỷ niệm nhớ lại từng hạt mưa hò hẹn ban đầu yêu thương đó nay đã biến thành những hạt mưa tan vỡ mà thời gian khó hàn gắn được vết thương trong đời mình. Vậy thì Trúc viết những giòng nhạc trên trong hoàn cảnh nào ?

Trúc: Ngày Trúc chưa rời Việt Nam, Trúc có thói quen là hay đạp xe từ ngã Bảy lên đến con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm rồi đạp về. Không hiểu vì nguyên do gì. Đến lúc biết gần sắp sang Pháp định cư, Trúc năn nỉ cả nhà cho đi học bơi ở hồ bơi Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ ngã bảy đạp xe lên đó xa lắm không phải là gần, cả nhà không cho đạp xe vào lúc 5 giờ sáng vì sợ bị giật xe cho nên Trúc và đám bạn phải đi xe lam chuyền, rồi đi xe buýt thành thử « khởi hành » càng sớm hơn, đó là thức dậy vào lúc 4giờ sáng! Riết như thành thói quen, Trúc cảm thấy mình rất gần với con đường nên thơ ấy. Vào năm 1997, khi mà Internet bên VN mới bắt đầu nối mạng thì Trúc có nhận được một lá thư của một người sau khi viếng thăm trang nhà « rất nhỏ » của Trúc lúc đó. Người bạn mới quen lại là cựu học sinh Võ Trường Toản, ngôi trường lại nằm trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Rồi vài tháng sau đó Trúc cũng bặt tin tức, cho mãi đến khi Trúc viết xong bản nhạc « Tháng chín, một người » vào năm 1999 thì tự dưng Trúc có lại tin tức của người bạn này. Trúc rất là vui mừng và thông báo cho biết là Trúc mới vừa viết xong một bản nhạc. Người bạn ấy kêu Trúc gửi qua mail cho đọc ké với. Và sau khi đọc qua lời bản nhạc Trúc viết người ấy bàng hoàng. Thật tình Trúc cũng không hiểu là tại sao người ấy bàng hoàng! Một thời gian sau, Trúc mới hiểu được rằng, Trúc có cái gì đó từ nụ cười, từ ánh mắt, kể cả đôi kính cận, biết chơi piano, chơi mandoline, kể cả chữ lót cũng là « Thanh » mà người bạn ấy đã tìm kiếm mãi dấu chân của một cô bé Trưng Vương 15 tuổi. Mất tích sau chuyến vượt biển vào năm 1979…

ND: Nếu lắng nghe kỹ những giòng nhạc của Trúc, thì ND thấy rằng mưa đã giữ một chỗ đứng quan trọng trong cuộc đời Trúc, đến nỗi mưa đã trở thành một mặt hồ soi bóng tâm tư người nhạc sĩ Trang Thanh Trúc. Tại sao Trúc lại chọn giọt mưa là người bạn trên hành trình sáng tác vậy?

Trúc: Khi mới sáng tác, mưa luôn là « nguyên nhân » giữ chân Trúc ở nhà. Và có nhiều khi, Trúc mong chờ mưa tới để tạo dựng thêm cho nguồn sáng tác « dồi dào »! Dần dần Trúc hiểu được rằng, sáng tác là sáng tác. Không cần phải ngồi chờ có cơn mưa nào đó tạt ngang cả. Nhưng thật tình mà nói, khi nhìn mưa rơi ngoài cửa sổ, mưa rơi ngoài phố, tâm trạng hụt hẫng vì cô đơn không ít.

ND: Sống ở Pháp thì ai mà chả thuộc câu nói bất hủ của một văn hào Pháp, « Je pense donc je suis », tạm dịch nôm na là, « Tôi chính là cái gì tôi tư duy ». Những bản nhạc của Trúc đa số mang tâm sự buồn. Vậy thì trong những lúc sáng tác nhạc Trúc có tìm được niềm vui nào hay không? Hay Trúc chỉ coi việc sáng tác nhạc là một phương tiện giúp Trúc trút được nỗi buồn thầm kín trong tâm tư mình?

Trúc: Lúc trước, Trúc sáng tác hầu như vào những lúc có thể gọi là tinh thần bất an. Và niềm tin, hoàn toàn không có. Nó bị liệt kê vào tình trạng tuyệt vọng thì đúng hơn. Sau này, Trúc đặt niềm tin ở một thế khác. Trúc nghĩ rằng, khi mình nhìn xuống thấp hơn mình sẽ hiểu được rằng những nỗi buồn của mình nếu có cũng không có ra gì, nói chi là đáng để than van.

ND: Như thế có phải chăng là trong tương lai nhạc của TTTrúc sẽ không còn vang âm hưởng buồn than vãn. Vậy thì hướng sác tác mới của Trúc sẽ chuyên chở những nội dung hay thông điệp mới nào trong tương lai?

Trúc: Dạ thưa chị nhạc tình, nhất là những tình cảm buồn nó thường gây ấn tượng nhiều hơn là nhạc tình vui. Hình như ai cũng có trong đời ít nhất một lần, một nỗi buồn nào đó để làm hành trang trong cuộc sống. Cứ như một đứa bé tập đạp xe đạp vậy. Té vài lần thì sẽ biết đạp xe thôi!

ND: Trúc cũng phổ thơ của một số thi sĩ. Đặc biệt là trúc phổ rất nhiều bài thơ của thi sĩ Phạm Ngọc. Tại sao Trúc lại thích thơ cuả Phạm Ngọc?

Trúc: Thưa chị có thể đó là cái duyên của Trời đất! Trúc đọc thơ anh Phạm Ngọc từ năm 1998. Rồi tình cờ lại có mặt chung trong một nhóm Văn, Thơ, Nhạc trên mạng. Nhưng mãi cho đến năm 2002 sau một chuyến trở về từ Việt Nam, bài thơ mang tựa « Những ngày tháng không tên » của anh Phạm Ngọc thật sự gây đến cho Trúc một chú ý rõ rệt hơn. Trúc không có ý nói là những bài thơ khác, không hay đâu nhé chị. Nếu như Trúc đọc bài thơ « Những ngày tháng không tên » vào năm 1998, năm mà anh Phạm Ngọc viết bài này Trúc không chắc là sự chú ý của Trúc nhiều hơn bây giờ. Bởi vì vào năm ấy Trúc chưa hẳn có « những-ngày-tháng-gọi-là-không-tên ». Mặc dù, đời sống tinh thần nó đã bắt đầu « u ám » từ lâu lắm rồi!

ND: Khi nghe những bản nhạc phổ thơ Phạm Ngọc, ND cảm thấy hồn thơ và giòng nhạc quyện lấy nhau như hình với bóng. Lời và nhạc của hai bài, « Một ngày khúc hát bay xa », và « Còn lời yêu cuối » nghe rất là cảm động. ND có cảm tưởng như là người nhạc sĩ lột tả được từng ý nghiã trong câu thơ của thi sĩ. Còn ngược lại hồn thơ đã phản ảnh phần nào tâm tư người nhạc sĩ cũng vì thế mà nhạc và lời thơ vang cùng giai điệu buồn tuy hai mà là một. Riêng đối với Trúc, khi Trúc phổ thơ của Phạm Ngọc, Trúc có cảm thấy thơ của anh Ngọc có gì gần gũi với Trúc hay không ?

Trúc: Dạ thưa chị có. Thơ anh Phạm Ngọc nó rất gần gũi với đời sống của Trúc. Và có một điểm lạ tương đồng khác là đọc thơ của anh Phạm Ngọc người đọc hay nghĩ rằng anh Phạm Ngọc buồn nên tánh người cũng buồn. Sự thật Trúc nhận xét thấy tánh anh Phạm Ngọc hoạt bát lắm. Và Trúc cũng vậy. Nhạc Trúc, nếu chị Nam Dao nghe chị Nam Dao thấy buồn thì khi chị Nam Dao gặp Trúc thì sẽ thấy Trúc cười suốt ngày!

ND: Ở nơi anh Phạm Ngọc Trúc có nghĩ là anh sẽ là người bạn đường tri kỷ mà Trúc có thể chia sẻ được với anh về khiá cạnh âm nhạc hay không?

Trúc: Dạ thưa chị có.

ND: Nay ND xin trở về với giòng nhạc TTTrúc. Giữa những giòng nhạc của Trang Thanh Trúc và con người thường Trúc, có những điểm nào tương đồng và những điểm nào dị biệt ?

Trúc: Trong nhạc của Trúc nếu người nghe luôn tìm thấy nỗi buồn thì ở ngoài đời Trúc là người rất phá phách, luôn nở nụ cười.

ND: Vậy thì điều gì đã khiến cho Trúc mất sự vui tươi và nụ cười trong giòng nhạc TTTrúc ?

Trúc: Thưa chị hồi lúc nhỏ Trúc có viết một bài nói về đêm khuya, và bắt đầu bằng câu: « Đêm, là những tiếng thở dài! ». Hồi nhỏ viết câu đó nghe cảm thấy « kêu leng keng! » Bây giờ, Trúc thấy nó hợp với mình. Khi con người gặp chuyện buồn luôn mang cảm giác trái đất này không còn tồn tại. Và luôn trách cứ là tại sao người khác không cùng ý nghĩ giống mình. Khi đi qua được giai đoạn ấy mình sẽ cảm thấy rằng chưa chắc những gì mình nghĩ là đúng. Thế thì, thay vì từ đày đọa mình mãi, mình cần phải mạnh dạn, cố gắng, bước lên. Bước lên và, tiếp tục đi trên một con cầu gãy, thật không phải là dễ. Nhưng khi tìm được bước đi đầu tiên mình sẽ cảm thấy mình cũng mạnh mẽ ghê lắm. Bề ngoài, tánh Trúc rất vui. Chỉ có nhạc của Trúc buồn thôi. Như một tấm gương có hai mặt vậy, thưa chị. Có như thế đời sống mới không nhàm chán!

ND: Riêng đối với Trúc âm nhạc có thực sự mở rộng một chân trời sống mới đem lại nguồn vui cho Trúc hay không ?

Trúc: Thưa chị có …

ND: Thế thì chân trời mới trong đời sống âm nhạc của Trúc là gì ?

Trúc: Sống chân thành với mình và với người.

Nam Dao – 2004

(Adelaide, Úc châu)